Xung đột quyền lực nổ ra khi Trump buộc FED giảm lãi suất để cắt lãi vay 900 tỷ USD

Trump ép FED giảm lãi suất: Xung đột quyền lực giữa Lái chúa và Chủ tịch Powell

Tổng thống Mỹ Donald Trump (bìa trái) và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Donald Trump (bìa trái) và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell. Ảnh: AFP

💣 Tổng thống Donald Trump đang tạo ra một cuộc đối đầu chưa từng có với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell, khi liên tục gây áp lực buộc FED phải giảm lãi suất từ 4,25% xuống chỉ còn 1%. Mục tiêu? Cắt giảm chi phí lãi vay của chính phủ Mỹ – vốn đã lên tới 880 tỷ USD trong năm 2024 – và có thể vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2025, gần bằng ngân sách an sinh xã hội.

⚔️ Xung đột quyền lực: Khi Lái chúa muốn FED “nghe lời”

Tổng thống Trump cho rằng nếu FED giảm lãi suất 3%, chính phủ có thể tiết kiệm 600–900 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, Chủ tịch Powell vẫn giữ nguyên lập trường: FED chỉ hạ lãi suất khi có dấu hiệu kinh tế rõ ràng, không vì động cơ chính trị.

Trong 2 tháng qua, Trump đã:

  • Gọi Powell bằng biệt danh như “Tên ngốc”, “Moron hoàn toàn”, “Ông Quá muộn”
  • Viết thư tay yêu cầu từ chức
  • Tố cáo FED gian lận trong dự án cải tạo trụ sở trị giá 2,5 tỷ USD

Dù vậy, về mặt pháp lý, Tổng thống không thể sa thải Chủ tịch FED nếu không có lý do chính đáng. Điều này khiến cuộc chiến quyền lực giữa Nhà Trắng và FED trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

📉 Rủi ro nếu FED bị ép giảm lãi suất quá sâu

Các chuyên gia cảnh báo:

  • Lạm phát có thể quay trở lại, đặc biệt khi Trump dự định áp thêm thuế nhập khẩu
  • Giảm lãi suất ngắn hạn mạnh có thể khiến lãi suất dài hạn tăng, do nhà đầu tư lo ngại FED mất kiểm soát
  • Trái phiếu dài hạn mất giá, chi phí vay tăng trở lại, phản tác dụng

Hiện tại:

  • Lạm phát vẫn ở mức 2,7–2,9%
  • Tỷ lệ thất nghiệp thấp: 4,1–4,2%
  • Kinh tế chưa suy thoái rõ rệt

FED vẫn giữ lãi suất ổn định, chờ thêm dữ liệu kinh tế trước khi hành động.

💡 Cơ hội và kịch bản thị trường

Nếu FED thực sự giảm lãi suất:

  • Thị trường chứng khoán có thể “bung nóc”, đặc biệt nhóm cổ phiếu tăng trưởng
  • Vàng và crypto có thể tăng mạnh, do dòng tiền rẻ quay lại
  • Tuy nhiên, rủi ro lạm phát và mất kiểm soát vĩ mô sẽ là cái giá phải trả

Src  #NDC và Tổng hợp

NDC TRADING CHỨNG KHOÁN, COIN, VÀNG

Hoàn phí giao dịch Crypto, Vàng, FX, US!Ngoài ra:
Mở tài khoản xong, nhắn NDC ạ :

Post a Comment

Previous Post Next Post
Chat