VÀNG TĂNG BỨT PHÁ, NHƯNG CƠN SÓNG NÀY CÓ DỪNG LẠI?
Có lẽ chưa bao giờ vai trò "người giữ cửa cuối cùng" của vàng lại rõ nét đến thế. Trong một thế giới đang rạn nứt dưới áp lực bảo hộ thương mại, bất ổn địa chính trị và nguy cơ đình lạm ngày càng rõ rệt, vàng không chỉ là một món hàng hóa – nó trở thành tuyên ngôn tài chính của nỗi bất an toàn cầu.
30% tăng giá kể từ đầu năm. Đỉnh lịch sử gần 3.500 USD/ounce. Nếu bạn cho rằng đó chỉ là một cú sốc ngắn hạn, có lẽ bạn đang đánh giá thấp độ “căng” của cục diện kinh tế thế giới lúc này.
Từ khi ông Trump quay lại Nhà Trắng, chính sách thương mại của Mỹ không còn là những đường cong mềm mại kiểu ngoại giao – mà là những cú đập búa thẳng tay vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thuế nhập khẩu với Trung Quốc đội lên 145%, Bắc Kinh không vừa, trả đũa ở mức 125%. Đằng sau mỗi con số ấy là giá cả tăng, người tiêu dùng Mỹ cắn răng chịu đựng, và các doanh nghiệp loay hoay tìm cách sống sót trong một thế giới nơi chi phí trở thành kẻ thù.
Không khí “hòa hoãn” tạm thời sau thỏa thuận Mỹ - Trung chỉ là một khoảng nghỉ chiến thuật. Cục diện còn lâu mới hạ nhiệt. Giá vàng – vốn là phong vũ biểu của nỗi sợ - đang phản ánh chính xác điều đó.
KHI VÀNG KHÔNG CHỈ LÀ VÀNG
Điểm đáng nói không nằm ở biểu đồ, mà nằm ở dòng tiền. Ngân hàng Trung ương các nước như Ba Lan, Trung Quốc, Kazakhstan không chỉ mua vàng – họ đang chuyển dịch cấu trúc dự trữ quốc gia, giảm dần ảnh hưởng của đồng USD, đối phó với một trật tự tài chính đầy rủi ro. Trung Quốc đã cắt hơn 500 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ trong 10 năm qua. Chuyện đó không phải ngẫu nhiên.
Dòng tiền vào các quỹ ETF vàng bùng nổ. Không còn chỉ là các nhà đầu tư lo sợ – mà là các tổ chức đang cơ cấu lại toàn bộ chiến lược phòng thủ của mình.
Tôi nhìn thấy một điều rõ ràng: đây không còn là cuộc chơi ngắn hạn. Vàng đang trở lại như trụ cột phòng thủ của kỷ nguyên bất ổn.
NHƯNG KHÔNG CÓ SÓNG NÀO TĂNG MÃI
Tất nhiên, mọi thứ đều có chu kỳ. Và khi thị trường vàng bắt đầu quá "nóng", khả năng điều chỉnh là điều không thể tránh.
Những tín hiệu đầu tiên đã xuất hiện: Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ, dù chỉ là bước khởi đầu, đang nhắc nhở nhà đầu tư rằng không phải mọi cuộc đàm phán đều thất bại. Và khi rủi ro giảm xuống, vàng sẽ không còn là lựa chọn ưu tiên.
Câu hỏi đặt ra: đây là sự điều chỉnh kỹ thuật, hay là điểm kết cho một chu kỳ hoàng kim? Cá nhân tôi thiên về kịch bản đầu tiên. Bởi lẽ những gì đang chực chờ đằng sau thỏa thuận 90 ngày kia là: tiếp tục đàm phán thất bại, chi phí sản xuất tăng, tiêu dùng sụt giảm, và nguy cơ đình lạm hiện rõ mồn một.
GÓC NHÌN: KHÔNG MUA VÀNG LÚC NÀY MỚI LÀ RỦI RO
Nếu bạn đợi thị trường điều chỉnh rồi mới mua, bạn đang chơi trò chơi "timing" với một tài sản mang tính chính trị nhiều hơn là tài chính. Giá vàng hiện đã trở thành phản ứng tập thể của cả hệ thống tài chính trước một thế giới rối ren – và bất kỳ sự bình ổn tạm thời nào cũng chỉ là bọt nước trên mặt sóng.
Giá mục tiêu 3.700 - 3.900 USD/ounce trong năm nay là khả thi nếu đàm phán thương mại tiếp tục bế tắc, và các chỉ số tiêu dùng – lao động Mỹ tiếp tục xấu đi.
Trong một thế giới mà tiền tệ có thể bị chính sách bóp méo, tài sản số đầy rủi ro và bất động sản chịu áp lực lãi suất, vàng đang là thứ duy nhất giữ được giá trị không phải vì lợi suất, mà vì sự tuyệt vọng.
Và đôi khi, chính trong tuyệt vọng, vàng mới thực sự tỏa sáng.
Src Tinnhanhchungkhoan #NDC
NDC TRADING CHỨNG KHOÁN, COIN, VÀNG
- Tradingview giảm 50-70% từ 1**k/tháng
- Khóa học nâng cao thực chiến
Hướng dẫn :
- Mở tài khoản VPS - BFRZ
- Mở tài khoản TCBS - 105C405721
- Mở tài khoản DNSE - 064C005816
- Khách hàng được tặng Tradingview
- Tradingview giảm 50-70% từ 1**k/tháng
- Khóa học nâng cao thực chiến
- Mở tài khoản VPS - BFRZ
- Mở tài khoản TCBS - 105C405721
- Mở tài khoản DNSE - 064C005816
- Khách hàng được tặng Tradingview